Tuần lễ trao đổi giáo dục Trung Quốc-ASEAN 2023

Tuần lễ trao đổi giáo dục Trung Quốc-ASEAN 2023 | "Thanh niên toàn cầu tạo dựng tương lai,  Công nghệ số không biên giới -  Nhà nước-Doanh Nghiệp và Trường học cùng xây dựng và đào tạo các tài năng quốc tế mới

Vào ngày 28 tháng 8 năm 2023, Diễn đàn Quốc tế "Thanh niên toàn cầu tạo dựng tương lai,  Công nghệ số không biên giới -  Nhà nước-Doanh Nghiệp và Trường học cùng xây dựng và đào tạo các tài năng quốc tế mới" do Liên minh Giáo dục Dự bị Trung Quốc và Liên minh Doanh nghiệp Đào tạo Nhân tài "Vành đai và Con đường"  đồng sáng kiến tổ chức tại Hội trường Cây Hoàng Quả, địa điểm chính của Tuần lễ giao lưu giáo dục Trung Quốc - ASEAN 2023.

Tuần lễ Giao lưu Giáo dục Trung Quốc – ASEAN, có sự tham gia của hơn 100 người đến từ các trường đại học Trung Quốc và nước ngoài như  Trung tâm thử nghiệm thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc (Hàng Châu), Hiệp hội công nghiệp biển  Trung Quốc, đại diện của các hiệp hội ngành công nghiệp nước ngoài và hơn 100 người khách mời đã cùng nhau thảo luận về mô hình đào tạo nhân tài sáng tạo hay Xây dựng dự án "Liên hợp khoa học chính trị và sản xuất  đào tạo nhân tài quốc tế".  

Diễn đàn được chủ trì bởi:

Bà  Yang Jingsi, Phó Tổng thư ký Liên minh Giáo dục Dự bị Du học Trung Quốc và Liên minh Các doanh nghiệp đào tạo nhân tài "Vành đai và Con đường".

Ông Liu Baoli, Tổng thư ký điều hành Của Ban tổ chức Tuần lễ Trao đổi Giáo dục Trung Quốc-ASEAN và Giám đốc Liên minh Các doanh nghiệp đào tạo nhân tài "Vành đai và Con đường.

Ông Chen Jian, Giám đốc phòng Thí nghiệm Thương mại Điện tử Xuyên biên giới của Cục Thương mại Thành phố Hàng Châu,

 Ông Xie Heming, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Thương hiệu Doanh nghiệp Hàng Châu ,

Ông Andy Nguyễn, đồng sáng lập MTC Global, Phó Hiệu trưởng Lữ Phẩm Xương của Đại học Gốm sứ Thị trấn Jingde , Giám đốc Đổng Hạo của Trường Giáo dục Quốc tế, Đại học Dầu khí Tây An,

Giáo sư Olga Gumilevskaya, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Quốc gia và Hành chính Công LB NGa,

Bà Vũ Như Quỳnh Đại diện Hiệp hội Làng nghề và Thủ công mỹ nghệ Hà Nội Việt Nam

Ông Chen Jian,  Giám đốc phòng thí điểm thương mại điện tử xuyên biên giới, Cục Thương mại Thành phố Hàng Châu, đã chia sẻ mô hình sáng tạo của TP Hàng Châu. Ông chỉ ra rằng trong tình hình bất ổn về thương mại toàn cầu hiện nay. Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở ngành mũi nhọn phát triển của Trung Quốc. Hàng Châu là thành phố tiên phong trong phát triển kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc, và có khu thử nghiệm thương mại điện tử xuyên biên giới đầu tiên của trung quốc. Kể từ khi thành lập vào năm 2015, "mô hình Hàng Châu" thành công là vì: 1. Thông qua việc tăng cường đào tạo chuyên gia thương mại điện tử xuyên biên giới của các trường cao đẳng và đại học ; 2. Thông qua việc thúc đẩy đào tạo xã hội hóa nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới, ; 3 thông qua việc tổ chức các sự kiện thương mại điện tử xuyên biên giới khác nhau; 4. Thông qua việc ban hành các chính sách liên quan hỗ trợ phát triển  tài năng thương mại điện tử xuyên biên giới, chúng tôi đã cung cấp hỗ trợ chính sách cho việc đào tạo nhân tài. Ông nhấn mạnh sắp tới sẽ tiếp tục tổ chức Hội chợ Thương mại Kỹ thuật số Toàn cầu lần thứ hai, được tổ chức tại Hàng Châu từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 11 năm 2023.

Ông Lü Pinchang,  Phó Hiệu trưởng của Đại học Gốm sứ Thị trấn Cảnh Đức đã giới thiệu và chia sẻ những thành tựu của trường trong việc đào tạo nhân tài quốc tế hóa ngành gốm sứ, đặc biệt là hợp tác đổi mới với ngành gốm sứ thế giới. Ông chỉ ra rằng: Đại học Gốm sứ Cảnh Đức là trường đại học đa khoa duy nhất ở Trung Quốc được đặt tên theo gốm sứ, là trường đại học thực hiện cải cách về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia của Bộ Giáo dục và là trường thí điểm đầu tiên của dự án  "gốm sứ hoàng phố". Nhà trường nhấn mạnh vào việc kế thừa và phát huy văn hóa gốm sứ Trung Quốc, cam kết đào tạo các tài năng sáng tạo cần thiết cho ngành công nghiệp gốm sứ, với đặc điểm là "kỹ thuật gốm sứ và nghệ thuật thiết kế", hình thành một hệ thống giáo dục gốm sứ chuyên nghiệp phát triển phối hợp đa ngành, đào tạo nhiều nhân lực xuất sắc cho ngành công nghiệp gốm sứ. Đồng thời, trường đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục gốm sứ quốc tế. Một mặt thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các trường đại học và hiệp hội nghệ nhân gốm sứ ở nhiều quốc gia và khu vực tăng sức phổ biến văn hóa gốm sứ Trung Quốc trên toàn thế giới, mặt khác thông qua việc tổ chức triển lãm nghệ thuật gốm sứ cấp cao, thu hút sinh viên quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Với sự tiến bộ sâu sắc của Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhu cầu về đào tạo sáng tạo quốc tế trong lĩnh vực gốm sứ đang tăng lên. Vì lý do này, nhà trường hợp tác với Liên minh Giáo dục Dự bị Trung Quốc để  kết nối nền tảng hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, và các hiệp hội công nghiệp gốm sứ để thu hút nhiều nguồn sinh viên quốc tế xuất sắc. Qua đó cầu nối giữa các doanh nghiệp-  trường học sẽ nuôi dưỡng nhiều thế hệ học sinh chuyên ngành gốm sứ  có chất lượng cao hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển sáng tạo của ngành gốm sứ.

Bà Dong Hao, Giám đốc Học viện Năng lượng Con đường Tơ lụa- Khoa Giáo dục Quốc tế của Đại học Dầu khí Tây An, đã chia sẻ kinh nghiệm của Đại học Dầu khí Tây An trong việc đào tạo nhân tài theo đơn đặt hàng hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Bà chỉ ra: Đại học Dầu khí Tây An, là trường đại học duy nhất ở tây bắc với ngành hóa dầu và hóa dầu đặc trưng.  Một mặt thiết lập mạng lưới hợp tác quốc tế toàn diện, xây dựng nền tảng hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác với các trường đại học quốc tế , mặt khác rất coi trọng hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, duy trì liên lạc chặt chẽ với ngành công nghiệp. Xây dựng mô hình đào tạo nhân tài theo đơn đặt hàng hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, với các cơ quan chính phủ Trung Á và các công ty nổi tiếng để thực hiện tất cả các loại hợp tác đào tạo nhân tài dầu khí. Cô cho biết: Nhà trường sẽ kết hợp chặt chẽ với nhu cầu của thời đại kỹ thuật số, tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, đào tạo nhiều tài năng sáng tạo, ứng dụng và phức tạp hơn.

 Ông Xie Heming, Phó Chủ tịch Ủy ban xúc tiến phát triển doanh nghiệp Hàng Châu đã chia sẻ những phân tích và hiểu biết sâu sắc của mình về "Tình hình thương mại nước ngoài mới và nhu cầu nhân tài mới". Ông chỉ ra rằng số lượng người làm việc trong thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đạt 70 triệu vào năm 2025, khối lượng giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tăng lên 2,5 nghìn tỷ nhân dân tệ, dự kiến trong năm năm tới, khoảng cách thương nhân điện tử của Trung Quốc sẽ đạt 9,85 triệu người. Ông nhấn mạnh rằng thách thức đối với thương mại điện tử xuyên biên giới là thiếu nhân tài, đặc biệt là nhân sự cao cấp và chuyên nghiệp. Sự mở rộng của các doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới, việc thành lập các chi nhánh nước ngoài trở thành một vấn đề khó khăn, bởi vì việc tuyển dụng và kết nối nhân tài địa phương ở nước ngoài gặp khó khăn. Ông thêm rằng các loại hình doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới khác nhau sẽ có nhu cầu nhân tài khác nhau,. Để giải quyết vấn đề này, hiệp hội thực hiện các sáng kiến bao gồm thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa các doanh nghiệp, xây dựng cơ chế cộng sinh, xây dựng vườn ươm thương hiệu xuyên biên giới, v.v. để giảm bớt thách thức thiếu hụt nhân tài trong ngành và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp.

ông Andy Nguyen thành viên đồng sáng lập MTC Global là một công ty quản lý thương hiệu dành riêng cho các doanh nghiệp Trung Quốc trong mô hình nội địa hóa sản phẩm, quốc tế hóa thương hiệu đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế của công ty  tại diễn đàn. Ông giới thiệu MTC Global để đạt được mục tiêu quốc tế hóa thương hiệu của doanh nghiệp Trung Quốc, Xây dựng hệ sinh thái tuần hoàn. Mời chuyên gia ngành công nghiệp nước ngoài từ Hoa Kỳ, Anh, Canada và Singapore tập trung vào nghiên cứu thị trường nước ngoài, thông tin chi tiết người dùng, định vị thương hiệu, hợp tác để hỗ trợ các mô hình đưa thương hiệu doanh nghiệp Trung Quốc ra Quốc tế.

Trong bài phát biểu quan trọng của mình về "Đào tạo nhân tài kỹ thuật số toàn cầu và đầu ra của mô hình kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc", ông Zhou Xung, Tổng thư ký điều hành Liên minh Các trường đào tạo nhân tài  "Vành đai và Con đường", đã chia sẻ Alibaba  là doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, gã khổng lồ công nghệ kỹ thuật số nổi tiếng thế giới. Thông qua Liên minh GDT, đào tạo nhân lực phục vụ cho kinh doanh thời đại mới,  nghiên cứu chủ đề kinh tế kỹ thuật số  và phát huy thực tiễn kinh doanh toàn cầu hóa của mình.

Trong bài phát biểu quan trọng "Hợp tác giữa các trường đại học, doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo, ngành gốm sứ. Bà Vũ Như Quỳnh nhấn mạnh hợp tác quốc tế sẽ đẩy mạnh sự phát triển của ngành gốm sứ Việt Nam với thế giới. Bà lưu ý: Ngành gốm sứ Việt Nam cam kết đào tạo thế hệ nhân tài kế thừa và phát triển nghề gốm sứ truyền thống, vì thế  luôn tìm kiếm kênh đào tạo nhân tài hiệu quả. Để thế hệ trẻ Việt Nam được tiếp xúc với những kiến thức mới nhất về ngành gốm sứ. Hiệp hội Làng nghề và Thủ công mỹ nghệ Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Gốm sứ Cảnh Đức thông qua liên minh giáo dục dự bị du học Trung Quốc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Gốm sứ Cảnh Đức Trấn về dự án đào tạo nhân tài ngành gốm sứ. Hy vọng thông qua hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực "theo đơn đặt hàng” sẽ đẩy nhanh sự phát triển của ngành gốm sứ Việt Nam theo kịp lĩnh vực gốm sứ toàn cầu, thúc đẩy hơn nữa sự kế thừa và đổi mới nghề thủ công truyền thống Việt Nam.

Giáo sư Olga Gumilevskaya, Phó Giám đốc Học viện Kinh tế Quốc gia và Hành chính Công  thuộc Văn phòng Tổng thống Nga, đã chia sẻ trong bài phát biểu quan trọng của mình về "Trung Quốc và Nga chung tay nuôi dưỡng tài năng kinh doanh trong thời đại kinh tế kỹ thuật số". Học viện được trao 3 giải thưởng quốc tế  là AACSB, Equis và AMBA và là một trong số ít những đơn vị  hợp tác giữa Trung Quốc-Nga trong việc đào tạo các sinh viên hai nước. Bà lưu ý rằng Học viện coi trọng hợp tác quốc tế với Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục và khoa học. Đã thiết lập quan hệ với hơn 20 đối tác Trung Quốc, cung cấp cho sinh viên Nga các chương trình trại hè, cung cấp cho giáo viên phát triển chuyên môn và các chương trình trao đổi kinh nghiệm. Trung Quốc đã trở thành một đối tác giáo dục quan trọng và đầy hứa hẹn của học viện. Bà cho biết: Tại diễn đàn này, Học viện và Liên minh Giáo dục Dự bị Đại học Trung Quốc (China Campus Network, CCN) đã ký thỏa thuận về chương trình hợp tác đào tạo nhân tài kinh tế kỹ thuật số, mở ra những cơ hội hợp tác mới. Bà hy vọng rằng hai bên có thể hợp tác nhiều hơn trong việc và đạt được lợi thế tích cực thúc đẩy trao đổi và hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Lễ ký kết

Dưới sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo và khách mời tham dự hội nghị:

Ông Yu Shucheng, Chủ tịch Liên minh Giáo dục Dự bị Trung Quốc, và Bà Olga Gumilevskaia, Phó Giám đốc Học viện Kinh tế Quốc gia và Hành chính Công thuộc văn phòngTổng thống Nga đồng ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về dự án đào tạo nhân tài kinh tế số RANEPA;

Bà Yang Jingsi, Phó Tổng Thư ký Liên minh Giáo dục Dự bị Trung Quốc và bà Vũ Như Quỳnh, đại diện Hiệp hội Làng nghề Hà Nội ký biên bản ghi nhớ hợp tác về dự án đào tạo nhân tài ngành gốm sứ CCN-HAHCV;

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gốm sứ Thị trấn Cảnh Đức và bà Vũ Như Quỳnh, Đại diện Hiệp hội Làng nghề và Thủ công mỹ nghệ Hà Nội Việt Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác về dự án đào tạo nhân tài trong ngành gốm sứ HAHCV-JCU.

Ông Zhou Xung, Tổng thư ký điều hành của Liên minh các trường đào tạo nhân tài "Vành đai và Con đường" và ông Xie Heming, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Thương hiệu Doanh nghiệp Hàng Châu đã ký  Bản ghi nhớ hợp tác về dự án hợp tác đào tạo nhân tài "Vành đai và Con đường".

Ông Liu Baoli  Tổng thư ký điều hành Tuần lễ Trao đổi Giáo dục Trung Quốc-ASEAN, "Vành đai và Con đường", Chủ tịch Liên minh Doanh nghiệp Đào tạo Nhân tài và  ông Chen Jian Giám đốc của Cục Thương mại Thành phố Hàng Châu, với tư cách là khách mời chứng kiến việc ký kết giữa các bên.

Bài phát biểu bế mạc

Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị  Diễn đàn,  ông Liu Baoli nêu lên tầm quan trong của việc phát triển đào tạo nhân tài  của dự án "Vành đai và Con đường" hiện nay. Theo sáng kiến này, việc đào tạo nhân tài quốc tế đã trở thành một điểm đột phá cốt lõi để đẩy nhanh sức ảnh hưởng của  Trung Quốc ra thị trường quốc tế và thúc đẩy thương mại nước ngoài chất lượng cao. Ông tin rằng sinh viên quốc tế đến Trung Quốc không chỉ có được hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, mà còn quen thuộc với Kinh tế thị trường tại quốc gia này. Là cầu nối quan trọng giữa hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc- Quốc tế . Do đó, việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và các trường đại học trong lĩnh vực giáo dục sinh viên quốc tế đến Trung Quốc, đổi mới mô hình đào tạo nhân tài quốc tế, thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN và các đối tác khác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Việc xây dựng một dự án đào tạo nhân tài quốc tế mới  sẽ cung cấp nhiều việc làm hơn và cơ hội kinh doanh cho sinh viên quốc tế đến Trung Quốc, đồng thời cung nhân lực quốc tế chất lượng cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc. Ông hy vọng rằng Liên minh các trường đào tạo nhân tài "Vành đai và Con đường" sẽ tiếp tục đóng vai trò liên kết của các nền tảng lớn, tích hợp hiệu quả các nguồn lực chất lượng cao của chính phủ Trung Quốc và nước ngoài rộng lớn hơn và bền vững để đối phó với những cơ hội và thách thức của thời đại kỹ thuật số.

 


© Copyright 2022-2024 China Campus Network Viet Nam.